Cần sớm hoàn thành quy hoạch sử dụng biển trình Chính phủ và Quốc hội


Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh dự và chỉ đạo tại lễ mít-tinh.

NDĐT – Phát biểu khai mạc lễ mít tinh tại Cà Mau nhân Ngày Đại dương thế giới và “Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam 2017”, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm hoàn thành việc xây dựng quy hoạch sử dụng biển đến năm 2050 và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2017-2025 để trình Chính phủ và Quốc hội thông qua; tạo không gian biển theo giá trị tài nguyên, sinh thái, nhằm phát triển bền vững các ngành kinh tế biển.

Chủ đề chính của Ngày Đại dương thế giới và “Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam 2017” là "Đại dương của chúng ta, tương lai của chúng ta". Lễ mít-tinh long trọng diễn ra vào sáng 8-6 tại Khu du lịch Khai Long (thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) - nơi đặt công trình điện gió lớn thứ hai ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu đại diện cho nhiều tỉnh, thành ven biển cả nước.

Đây là năm thứ chín liên tiếp Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương phát động “Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam”. Bộ trưởng TN và MT Trần Hồng Hà nhắc lại vai trò và tầm quan trọng của đại dương, của biển cả góp phần điều hòa khí hậu, cũng như phát triển kinh tế - xã hội đối với các quốc gia có biển, trong đó có Việt Nam.

Trong 10 năm thực hiện “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, Việt Nam đã đạt được những thành tựu cơ bản, quan trọng về nhiều mặt nhưng cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, như: việc phát triển kinh tế biển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của biển Việt Nam; vẫn còn tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường biển quá mức, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt, làm suy giảm nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái biển; đã xảy ra và còn tiềm ẩn nguy cơ môi trường biển; nhận thức của xã hội trong việc bảo vệ môi trường biển còn chưa đồng đều; trên Biển Đông hiện còn tiềm ẩn những nguy cơ xung đột, ảnh hưởng đến chủ quyền, quốc phòng - an ninh của Việt Nam…

“Những hạn chế, thách thức kể trên, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực “đồng lòng, góp sức, chung tay” hơn nữa để bảo vệ chủ quyền, bảo đảm quốc phòng - an ninh và lợi ích quốc gia, đồng thời khai thác bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam”, Bộ trưởng TN và MT Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Quang cảnh lễ mít-tinh.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải lấy làm vinh dự khi lần đầu tiên tỉnh Cà Mau được Trung ương chọn làm địa điểm chính cho “Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam 2017”. Là tỉnh có ba bề giáp biển, có bờ biển dài hơn 254 km nên Cà Mau xem biển, đảo là phần không thể tách rời. Thời gian qua, các nguồn lợi từ biển, đảo, đại dương không chỉ góp phần giúp Cà Mau tăng trưởng về kinh tế mà còn giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương. Hưởng ứng “Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam 2017”, thời gian vừa qua, tỉnh Cà Mau đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của biển, đảo với nhiều hình thức. Các ngành chức năng, các địa phương ven biển ở Cà Mau cũng có nhiều hành động thiết thực góp phần làm sạch biển, bảo vệ biển, đảo, như: thu gom rác thải làm sạch bãi biển; thả tôm, cá giống tái tạo nguồn lợi hải sản; trồng rừng bảo vệ môi trường ven biển… Tại Khai Long, một trong những điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Cà Mau, ngoài huy động lực lượng thu gom rác thải, làm sạch môi trường ven biển, chủ đầu tư khu du lịch còn đầu tư hàng tỷ đồng để làm bờ kè chống sạt lở ven biển, góp phần cùng ngành chức năng, chính quyền địa phương trong công tác giữ gìn, bảo vệ biển đảo quê hương.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh hoan nghênh và biểu dương Bộ TN và MT đã phối hợp cùng tỉnh Cà Mau tổ chức buổi lễ quan trọng này, đồng thời đề nghị các bộ, ngành và đoàn thể Trung ương, các địa phương tiếp tục khẳng định quan điểm, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Phải kiên quyết bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền biển đảo, chủ quyền quốc gia là tối thượng, bất khả xâm phạm. Các thế hệ người Việt Nam đã đổ biết bao công sức, máu xương để xác lập chủ quyền, giữ gìn lãnh thổ, bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, các thế hệ hôm nay và mai sau có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ vững chắc từng tấc đất, vùng biển và hải đảo thiêng liêng đó.

Với cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã tuyên bố rõ ràng, nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động đề ra sáng kiến, những giải pháp phù hợp, yêu cầu các bên tôn trọng tiến trình ngoại giao, pháp lý, tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Lãnh đạo Trung ương tham gia thả cá giống về biển góp phần tái tạo nguồn lợi hải sản.

Tiếp tục phát huy, thu hút mọi nguồn lực để phát triển kinh tế biển, đảo, Đảng và nhà nước ta khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển các ngành khai thác, chế biến dầu khí, cảng biển, đóng và sửa chữa tàu biển, vận tải biển, tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ, khai thác có hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên biển. Đặc biệt, phải có chính sách khuyến khích các nguồn năng lượng vô hạn như: gió, thủy triều, sóng, mặt trời,… để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bên cạnh đó là thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân, phát triển, khai thác, đánh bắt hải sản xa bờ và bảo vệ môi trường thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo…

Bộ TN và MT cần sớm hoàn thành việc xây dựng quy hoạch, sử dụng biển đến năm 2050 và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2017-2025 để trình Chính phủ và Quốc hội thông qua; tạo không gian biển theo giá trị tài nguyên, sinh thái, nhằm phát triển bền vững các ngành kinh tế biển. Bên cạnh đó, cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội các vùng biển, bảo đảm hiệu quả tổng hợp và tính hệ thống, nhất là mạng lưới giao thông, hàng hải, khu phục vụ hậu cần nghề cá, điện, nước, giáo dục, y tế, hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin…

Lãnh đạo Trung ương trồng cây gây rừng sau lễ mít-tinh.

Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, kịp thời giải quyết những vấn đề bức thiết của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững cho dân cư vùng biển và hải đảo. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường biển, chủ động phòng chống thiên tai…

Tại buổi lễ mít-tinh, Phó Chủ tịch nước và UBND tỉnh Cà Mau hỗ trợ 150 triệu đồng để giúp các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng đảo Hòn Chuối xây dựng bồn nước, hòm thuốc y tế. Bộ TN và MT trao tặng hai sổ tiết kiệm cho gia đình chính sách tại địa phương.

Ngay sau lễ mít-tinh, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và các đại biểu tham dự đã tháp tùng cùng đoàn thể, chính quyền địa phương tham gia các hoạt động, như: trồng cây gây rừng, thả tôm, cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản ven biển tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau.

Trước đó, vào chiều 7-6, ngay khi đặt chân đến Cà Mau, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng 52 phần quà cho các trẻ em cơ nhỡ, khuyết tật và các cụ già đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau.

Theo Báo Nhân Dân

Bài viết liên quan

  • Ra mắt mô hình Cụm nhà máy điện gió an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
  • Cà Mau chỉ đạo vụ nhà máy xử lý rác bị thua lỗ tiền tỷ
  • Tám giờ của Phó thủ tướng Thái Lan tại Bạc Liêu và Sóc Trăng
  • Khởi công dự án nhà máy điện gió tỉnh Bạc Liêu giai đoạn III
  • Rừng mắm ở Cà Mau bị chết do ngập úng
  • Khởi công dự án Nhà máy điện gió khu du lịch Khai Long
  • Triển vọng phát triển năng lượng gió tại Việt Nam
  • GE ký kết phát triển 1.000 MW điện gió tại Việt Nam
  • Đổi đời nhờ điện phong
  • Công ty TNHH XD – TM – DL Công Lý: Hoàn thành tốt Dự án Nhà máy Điện gió Bạc Liêu
  • Lễ động thổ xây dựng Nhà máy điện gió Khu du lịch Khai Long – Cà Mau giai đoạn I
  • Khánh thành Nhà máy Điện gió Bạc Liêu
  • Đóng điện vận hành giai đoạn 2 Nhà máy điện gió Bạc Liêu
  • Khởi công xây dựng Nhà máy cọc bê-tông Khai Long
  • Trên 70.000 tỷ đồng đầu tư xây nhà máy điện gió tại Cà Mau
  • Thủ tướng cho phép Cà Mau thực hiện dự án cảng Hòn Khoai
  • Nhà máy điện gió Bạc Liêu hòa lưới điện quốc gia tua-bin đầu tiên thuộc giai đoạn 2
  • Mỹ viện trợ không hoàn lại cho Dự án Điện gió Bạc Liêu
  • Phát triển điện gió là giải pháp giảm phát thải khí nhà kính
  • Lễ ra quân lắp dựng 52 turbine gió giai đoạn II – Dự án Nhà máy Điện gió tỉnh Bạc Liêu
  • Mùa gặt đầu trên “Cánh đồng điện gió”
  • Khởi động giai đoạn 2 dự án điện gió Bạc Liêu
  • Gian nan hành trình “góp gió thành …điện”
  • Làm điện gió thành công, ông Tô Hoài Dân được tặng HCLĐ hạng III
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Ưu tiên phát triển điện gió
  • Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại Bạc Liêu
  • Triển khai Thông tư 47 hướng dẫn chuyển đổi đất trồng lúa
  • Triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2014
  • Tiếp và làm việc với Cố vấn Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
  • Lễ ra quân huấn luyện chiến đấu của lực lượng vũ trang tỉnh năm 2014
  • Cà Mau khởi công xây dựng nhà máy xử lý rác thải
  • Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Văn Sơn - "Tăng cường cơ sở hạ tầng xử lý rác thải"
  • TẠI SAO BẠN NÊN CHỌN CÔNG LÝ ?
    • 1Đối với khách hàng
    • CÔNG LÝ - Luôn đặt lợi ích của khách hàng là trên hết, Luôn cam kết thỏa mãn tối đa lợi ích của khách hàng trên cơ sở cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tối ưu, nhiều tiện ích, chi phí có tính cạnh tranh..
    • 2Đối với Nhân viên
    • CÔNG LÝ - Luôn quan tâm đến lợi ích của nhân viên, người lao động, kể cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người lao động, đảm bảo mức thu nhập cao và ổn định, có cơ hội thăng tiến, người lao động thường xuyên được nâng cao trình độ nghiệp vụ, được phát triển cả quyền lợi chính trị và văn hóa..
    • 3Đối với cộng đồng
    • CÔNG LÝ - Luôn cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước; Luôn quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, từ thiện để chia sẽ khó khăn của cộng đồng.
    LIÊN KẾT BANNER
    LIÊN KẾT WEBSITE